Đau
họng, khó nuốt: không được chủ quan
Khi bị đau họng, khó nuốt…
nhiều người vẫn còn chủ quan và nghĩ do bệnh cảm lạnh thông thường mà không biết
rằng đây là dấu hiệu của viêm thanh quản (VTQ).
VTQ cấp ở người lớn có ba loại:
VTQ xuất tiết, VTQ cúm và viêm thanh nhiệt. Nếu như VTQ xuất tiết do các bệnh
lý hô hấp thông thường thì với VTQ do cúm sẽ rất nguy hiểm. Tình trạng viêm sẽ
dai dẳng, thanh quản bị sưng to, màng sụn bị viêm và hoại tử nếu không chữa trị
sớm.
VTQ xuất tiết
Nguyên nhân gây bệnh là do
virus. Tình trạng viêm đi từ mũi xuống thanh quản hoặc ngược lại, đi từ thanh
quản lên mũi và xuống khí quản. Nam giới dễ mắc bệnh hơn vì có điều kiện thuận
lợi cho bệnh phát sinh như hút thuốc lá, uống rượu, làm việc trong môi trường nhiều
bụi, gió lạnh.
Bệnh bắt đầu đột ngột bằng cảm
giác khô họng, nuốt rát, khàn giọng, có khi mất hẳn. Kèm theo có ho nhưng là ho
khan, về sau ho có ít đờm trắng trong. Nếu đờm chuyển sang màu xanh hoặc vàng,
đờm xuất hiện nhiều hơn là tình trạng viêm đã đi vào khí quản. Trong vòng 3 – 4
ngày triệu chứng bệnh sẽ giảm, tuy nhiên giọng nói thường phục hồi chậm hơn.
Trường
hợp thanh quản bị viêm cần phải kiêng nói, kiêng tiếp xúc với không khí lạnh,
chờm nóng trước thanh quản.
Theo
kinh nghiệm dân gian, có thể lấy quả chanh non đem thui vỏ rồi ăn, hoặc uống lá
húng chanh (rau tần dày lá) để làm trong tiếng.
TS.BS
Trần Việt Hồng – Phó Giám đốc bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Trưởng khoa Tai Mũi Họng cho biết, có thể điều
trị VTQ bằng cách xông mũi với cồn eualyptus, hít khí dung penixilin hoặc
teramyxin-cortison, nhỏ dầu gômênol vào thanh quản… Ngoài ra, để giúp bệnh nhân
nói rõ tiếng, có thể phun hơi adrenalin 1/1000 vào thanh quản. Đây chỉ là
phương pháp nhất thời nhưng nhiều bệnh nhân (nhất là đối tượng ca sĩ) lạm dụng
vì khi xịt vào sẽ giảm khan tiếng rất nhanh. Tuy nhiên đây là loại thuốc có tác
dụng cường giao cảm thần kinh, làm co tại chỗ các thanh đai bị viêm, giảm lưu
lượng máu qua vị trí này, từ đó giảm sung huyết, tiếng nói sẽ trong trở lại. Nếu
lạm dụng, tác dụng của thuốc bị rút ngắn, số lần xịt thuốc tăng. Đến đỉnh điểm,
thuốc không còn tác dụng giảm khàn tiếng mà còn gây khàn tiếng nặng hơn, thậm
chí hư giọng nói.
VTQ
cúm
Đây là bệnh do virus cúm hoặc
virus phối hợp với khí khuẩn thông thường gây nên.
Triệu chứng của bệnh rất
phong phú, tùy theo cơ địa và sức đề kháng từng người, hoặc loại vi khuẩn gây bệnh
phối hợp mà có triệu chứng khác nhau, thay đổi theo từng giai đoạn bệnh.
VTQ cúm đôi khi có những triệu
chứng giống như VTQ xuất tiết thông thường. Chỉ khác nếu là VTQ cúm thì bệnh
nhân sẽ sốt, mệt mỏi kéo dài, nuốt đau, đôi khi khó thở, tiếng nói thì không
thay đổi nhiều vì thanh đai không bị phù nề.
TS.BS
Trần Việt Hồng cho biết, nếu để bệnh kéo dài, thanh quản sẽ bị
loét, nẹp phễu thanh nhiệt phù nề. Một khi thanh quản sưng tấy lên, bệnh nhân sẽ
bị sốt cao, mạch đập nhanh, mặt hốc hác, kèm với khó nuốt, đau họng nhói lên
tai, tiếng nói khàn đặc hoặc mất hẳn. Trường hợp này dù có điều trị khỏi viêm vẫn
sẽ để lại di chứng sẹo hẹp thanh quản. Với trẻ nhỏ, nếu bị sẹo hẹp thanh quản
phải l luôn đeo canuyn để mở khí quản cho dễ thở.
Ở giai đoạn nặng hơn, mạng sụn
sẽ bị viêm và hoại tử. Lúc này một số tổ chức liên kết tại cổ cũng bị viêm sưng
tấy cứng hoặc viêm sưng tấy mủ, khiến bệnh nhân khó nói, thở mệt, khó nuốt, sốt
rất cao, mạch nhanh và yếu, thở nóng, huyết áp thấp, nước tiểu ít và có nhiều
anbumin. Nếu không cấp cứu kịp thời, có thể dẫn đến tử vong vì nhiễm trùng phổi,
trụy tim mạch…
Trường hợp bệnh nhẹ, phương
pháp điều trị giống như VTQ xuất tiết. Nếu thanh quản bị viêm tấy phải dùng
kháng sinh. Có áp-xe phải chích tháo mủ; sụn bị hoại tử phải mổ lấy sụn chết
ra.
Viêm
thanh nhiệt
Thanh nhiệt là cánh cửa của
thanh quản nên thanh nhiệt rất dễ bị chấn thương do dị vật, do ăn uống đồ nóng.
Hơn nữa, niêm mạc mặt trước của thanh nhiệt không bám chặt vào sụn nên bề mặt
này dễ bị phù nề, tổn thương.
Bệnh nhân có cảm giác bị vướng
như có một hòn bi trong họng, đôi khi nuốt đau nhói lên tai. Trường hợp này có
thể dùng bình phun hơi nước điều trị giống như VTQ xuất tiết. Mỗi ngày phun thuốc
5 phút, ngày phun 3 lần. Chỉ sử dụng đúng theo liều lượng BS chỉ định, không được
lạm dụng.
No comments:
Post a Comment