Chấn thương mắt: có thể mù lòa nếu không
xử lý đúng
Trong
cuộc sống hàng ngày không thể tránh khỏi sự va chạm tình cờ, té ngã, tai nạn
lao động… gây chấn thương vùng mắt. BS Vũ Anh Lê – Khoa chấn thương bệnh viện Mắt
TP.HCM cho biết, chấn thương mắt là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây mù lòa.
Vị
trí chấn thương mắt được chia làm ba loại: chấn thương phần phụ (phần bảo vệ
bên ngoài của mắt) như mi mắt, lệ đạo; chấn thương trong mắt như giác mạc (lòng
đen), kết mạc (lòng trắng); chấn thương cả mi mắt lẫn trong mắt. Mỗi vị trí chấn
thương sẽ có cách xử lý khác nhau. Nếu được xử lý đúng, kịp thời sẽ hạn chế những
thương tổn đáng tiếc cho mắt.
Khi bị chấn thương, có thể gặp vết thương kín hoặc hở.
+
Vết thương kín là khi máu thoát ra hệ thống tuần hoàn nhưng không chảy ra khỏi
cơ thể, gồm các dấu hiệu bầm tím, máu tụ dưới da hoặc không có dấu tích gì. Thủ
phạm thường là nắm đấm tay, quả bóng, trái banh tenis… ở vị trí thường gặp là
mi mắt, hốc mắt. Ngoài ra, vết thương kín còn gặp do bỏng (hóa chất, nước
sôi…), gây ra những tổn thương nặng nề cả vị trí mi mắt, lòng đen, lòng trắng.
Nếu nhẹ thì giảm thị lực, nặng thì có thể mù mắt, teo nhãn, phải bỏ mắt…
+
Vết thương hở là máu chảy ra ngoài do bị vật nhọn đâm xuyên như dao, kéo, mảnh
thủy tinh vỡ, đất đá… gây rách, vỡ các thành phần trong và ngoài mắt như rách
da mi, đứt đường dẫn nước mắt, rách lòng trắng, lòng đen, đục vỡ thể thủy tinh…
làm thoát các chất bên trong mắt ra ngoài hoặc để lại dị vật bên trong mắt.
Đối
với trẻ nhỏ, do hay chạy nhảy bị bụi, cát, vụn gỗ, côn trùng… rơi vào mắt. Với
dạng tổn thương này, phụ huynh rất khó phát hiện. Dù là trầy xước nhỏ, nhưng
nếu tác nhân gây trầy xước bị bẩn cũng có thể làm cho mắt trẻ dễ bị nhiễm trùng
bởi vi khuẩn hay nấm. Do đó khi thấy trẻ kêu đau bên trong hay xung quanh mắt,
nước mắt chảy giàn giụa, khó cử động mắt, thị lực đột nhiên giảm, có vết bầm
trên mắt hoặc quanh mắt, không chịu được ánh sáng chói… hãy lập tức đưa trẻ đến
bệnh viện kiểm tra ngay.
Sơ cứu
Cách
sơ cứu phải tùy vào vị trí chấn thương, vết thương kín hay hở. Nếu là vết
thương kín, vị trí chấn thương ở mi mắt, hốc mắt, lệ đạo với biểu hiện bầm tím,
phù nề có thể chườm lạnh ngay tại vùng tổn thương để giảm đau và phù nề. Tuyệt
đối không ấn mạnh lên vùng tổn thương. Không được chườm trực tiếp nước đá lên
vùng tổn thương mà nên bọc đá trong túi ni lon, sau đó quấn thêm khăn rồi chườm.
Nếu cảm thấy mắt bị xốn do có dị vật rơi vào, tuyệt đối không tự ý lấy ra, chỉ
nên chớp mắt vào ly nước sạch giúp dị vật trôi ra ngoài. Với trẻ nhỏ, nên chú ý
không cho trẻ sờ mó hoặc dụi mắt. Có thể sử dụng thuốc kháng sinh để nhỏ mắt
như chloramphenicol, pomade để phòng tránh nhiễm trùng. Nếu mắt trẻ vẫn đau hay
có biểu hiện nhìn mờ cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện có chuyên mắt kierm tra
ngay.
Đối
với các loại vết thương hở tại vị trí tay, chân…, khi xử lý cần phải rửa sạch vết
thương sau đó mới băng bó nhưng trong trường hợp bị chấn thương mắt, tuyệt đối
không rửa bằng nước, không dụi mắt, không tự ý lấy vật lạ trong mắt vì có thể
làm dị vật ghim sâu hơn vào tròng mắt, khiến mắt bị nhiễm trùng, xước kết mạc,
giác mạc. Việc cần làm là phải cầm máu, sau đó băng mắt lại và đến cơ sở y tế gần
nhất để được xử lý kịp thời.
Trường
hợp bỏng mắt, dù nguyên nhân gây bỏng là gì đi nữa, đều đầu tiên cần làm là lập
tức rửa mắt bằng nước sạch, rửa càng nhiều càng tốt. Có thể để mắt dưới vòi nước
máy để rửa hoặc cho mắt vào thau nước lớn để rửa từ 5 đến 10 phút. Lưu ý nhớ
thay nước liên tục. Tuy nhiên, nếu bị bỏng
vôi sống nên lấy hết vôi ra trước khi rửa mắt; còn nếu rửa thì rửa bằng nước đường
vì vôi sống khi gặp nước cất hoặc nước lã sẽ sôi lên, gây phản ứng nhiệt làm bỏng
mắt.
Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc
giảm đau vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
Nguyễn Lê
No comments:
Post a Comment