Viêm, lở gây đau ở miệng là bệnh thường
gặp với nhiều người. Mặc dù không nguy hiểm nhưng chúng gây đau rát, khó chịu
khi không thể ăn hay nói chuyện bình thường.
Nguyên nhân gây bệnh.
Với
một số người, tình trạng lở miệng khó chẩn đoán chính xác được nguyên nhân. Đa
số trường hợp mắc bệnh là do các loại virus H
erpes.
Ngoài
ra, còn một số nguyên nhân gây lở miệng như:
· Căng
thẳng cao độ, tress.
· Dị
ứng với thời tiết, đặc biệt là ánh nắng mặt trời.
· Ở
phụ nữ, đôi khi virus gây lở miệng phát triển là do thay đổi nội tiết tố.
· Khó
tiêu, táo bón. Khi chúng ta ăn thực phẩm khó tiêu thì sự kết hợp liên tục,
nhiều lần giữa việc phân hủy thức ăn và chứng táo bón sẽ gây ra những vết loét
ở miệng.
· Sự
thiếu hụt vitamin B và kẽm.
· Thiếu
sắt.
· Hệ
miễn dịch bị suy yếu do trước đó cơ thể mắc những căn bệnh khác.
· Ăn
nhiều thức ăn có tính nóng như xoài, trái cây sấy khô, đồ chiên xào…
Hết bệnh với nguyên liệu từ thiên nhiên
Nếu bạn muốn chứng lở miệng chấm dứt
hoàn toàn chỉ trong một thời gian ngắn và không muốn dùng thuốc, có thể tham
khảo những gợi ý sau đây.
1. Tinh
dầu trà xanh: Dùng tăm bông thấm tinh dầu trà xanh rồi thoa lên vùng da bị lở
loét vài lần mỗi ngày và đừng quên thoa trước khi đi ngủ. Thành phần kháng viêm
có trong tinh dầu trà xanh sẽ làm khô các vết loét và chúng sẽ dần dần biến
mất.
2. Tinh
dầu cam: Tinh dầu cam chứa hàm lượng vitamin C thiên nhiên cao nên đây cũng là
một giải pháp giúp bạn nhanh chóng vượt qua cảm giác khó chịu do lở miệng. Vitamin
C sẽ giúp vết loét mau lành, tiêu diệt virus gây bệnh.
3. Tinh
dầu bạc hà: Bạc hà nổi tiếng với tính
kháng khuẩn cao, do đó đây sẽ là nguyên liệu chữa lành vết lở, loét rất hiệu
quả. Bạn nên thoa tinh dầu bạc hà ít nhất 3 lần mỗi ngày, cảm giác khó chịu sẽ nhanh
chóng biến mất.
4. Chườm
đá: Không gì có thể sánh được với đá lạnh trong việc giảm sưng và làm lành các vết
loét. Bạn có thể dùng viên đá nhỏ thoa nhẹ vào vùng da bị tổn thương, vết lở sẽ
chóng lành, đồng thời đá lạnh còn giúp ngăn ngừa sự lây lan của virus.
5. Tỏi:
Tinh dầu tỏi cũng là một nguyên liệu có tính sát khuẩn hiệu quả. Bạn chỉ cần
giã nát tỏi, lọc lấy nước và thoa chúng thường xuyên lên vết loét. Tốt nhất nên
thoa vào sáng sớm trước khi ăn để phát huy tối đa hiệu quả.
6. Vani:
Bột vani nguyên chất chứa hàm lượng alcohol cao có khả năng khống chế sự tăng
trưởng của virus. Bạn có thể dùng bột chấm vào các vết lở khoảng 4-5 lần mỗi
ngày.
7. Sữa
tươi: Dùng bông gòn thấm sữa chấm lên các vết thương, cảm giác khó chịu sẽ
nhanh chóng thuyên giảm.
8. Nha
đam: Có tác dụng bôi trơn và tạo ra một lớp màng bảo vệ hiệu quả. Bên cạnh đó, nha
đam rất mát, và có thể chữa lành những vết thương.
9. Giảm
stress: Stress không chỉ là nguyên nhân hình thành nên những vết rộp khó chịu mà
còn làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Lời khuyên dành cho bạn là bổ sung sinh
tố B, kẽm, sắt trong trường hợp lở miệng do thiếu các chất này.
10. Thay
bàn chải đánh răng: Đừng chần chừ, bạn nên thay bàn chải đánh răng khi gặp phải
cảm giác khó chịu do vết loét ởmiệng.
Dinh
dưỡng lành mạnh kết hợp với luyện tập thể thao sẽ có lợi cho hệ miễn dịch, từ
đó bạn sẽ nhanh chóng vượt qua tình trạng khó chịu này.
Hoàng
Phương
(Theo Stylecraze)
No comments:
Post a Comment