Bộ máy tiêu hóa phụ thuộc vào
chế độ ăn uống và những thói quen sống hàng ngày của mỗi người.
Một
khi làm tốt hai điều cơ bản này, hệ tiêu hóa của bạn sẽ không gặp rắc rối.
Thực phẩm: Để duy trì sức khỏe tối ưu cho hệ tiêu hóa, bạn cần
có sự chọn lọc những thực phẩm tốt cho dạ dày.
-
Dầu dừa: Có thể nói dầu dừa là thực phẩm tuyệt vời thay thế cho bơ và dầu. Lý do
là vì dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn và chứa các axit béo giúp cải thiện tiêu
hóa, hệ miễn dịch, tăng cường năng lượng và chuyển hóa của cơ thể..
-
Hạt Chia: Loại hạt này có nguồn gốc từ Mexico và Guatemala , chứa nhiều chất dinh
dưỡng và các chất kháng ô-xy hóa thật đáng kinh ngạc. Hạt Chia nhỏ; không mùi
vị; có màu nâu, trắng hoặc đen; chứa nhiều chất xơ, các axit béo omega-3 và
chất khoáng. Hai thìa hạt Chia cung cấp 10g chất xơ có tác dụng kháng viêm,
giảm cholesterol và điều tiết chức năng ruột. Khi kết hợp với các chất lỏng,
lớp bên trong của hạt nở ra tạo thành dạng gel. Bạn có thể dùng hạt Chia thay
cho trứng gà.
-
Bơ Ghee: Bơ Ghee của Ấn Độ có loại làm từ sữa béo, đường và không chứa lactose.
Khác với bơ thường, nó không biến mùi khi ở nhiệt độ phòng và giữ được mùi vị
nguyên thủy lẫn độ tươi trong nhiều năm. Trong khi các chất béo và dầu có thể
làm chậm tiến trình tiêu hóa của cơ thể và gây cảm giác nặng dạ dày thì bơ Ghee
kích hoạt hệ tiêu hóa nhờ hỗ trợ dạ dày tiết axit để phân hủy thực phẩm.
-
Bí ngòi: Bí ngòi là một trong các loại quả làm nhanh no bụng và giữ nước. Các
thành phần dinh dưỡng trong bí ngòi hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và giải độc cho
cơ thể. Nhờ chứa nhiều chất xơ, bí ngòi giúp thanh tẩy đường ruột rất tốt. Nó
hoạt động như một chất nhuận tràng nhẹ, làm sạch thành ruột và ngăn ngừa các
độc tố gây ung thư hình thành trong ruột kết. Loại bí này thường có màu xanh
hoặc vàng, dùng trong các món chiên, nướng hoặc ăn kèm món cá nướng. Hầu hết
chất dinh dưỡng nằm ở vỏ bí, vì thế khi chế biến bạn đừng bỏ đi. Nếu có thể nên
ăn bí ngòi sống.
-
Nước hầm xương: Nước hầm xương là cách đơn giản, ít tốn kém và hiệu
quả để cải thiện tiêu hóa, kháng viêm và ngừa viêm nhiễm. Gelatin (chất làm
đông) của nước xương giúp hút và giữ các chất lỏng có thể chữa lành bệnh đường
ruột. Hơn nữa, nước hầm còn chứa những chất khoáng dễ hấp thu như canxi, magiê,
phốt-pho, sulfur chondrotin và glucosamine.
-
Rau củ lên men: Các loại rau củ lên men như dưa chua, kim chi và có
tác dụng giải độc rất tốt. Chúng chứa nhiều vi khuẩn có lợi giúp phá vỡ và loại
bỏ các kim loại nặng cũng như độc tố ra khỏi cơ thể.
Thói quen: Thay đổi một số thói quen hàng ngày cũng là một
trong những cách hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả lâu dài.
-
Thư giãn: Căng thẳng có thể làm chệch hướng lượng máu cung cấp
cho hệ tiêu hóa, khiến nó hoạt động chậm lại do bị tăng áp lực. Vì thế, cố gắng
sắp xếp công việc hợp lý, dành thời gian thư giãn cho bản thân. Tinh thần thoải
mái hệ tiêu hóa cũng khỏe theo.
-
Giữ nước cho cơ thể: Hãy uống ít nhất tám ly nước/ngày. Nước giúp hệ tiêu
hóa hòa tan các chất béo và chất xơ có lợi cho đường ruột.
-
Tập luyện: Tập thể dục đều đặn sẽ có tác dụng làm hạn chế những
vấn đề về tiêu hóa như táo bón hoặc đầy hơi. Do đó, hãy tạo thói quen vận động
cơ thể ít nhất nửa giờ/ngày hoặc bốn lần/tuần.
-
Bỏ thuốc lá: Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa
mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe chung của cơ thể. Nó là một trong các
thói quen có hại nhất bạn nên từ bỏ để bảo vệ hoạt động tiêu hóa lành mạnh.
No comments:
Post a Comment