Wednesday, July 27, 2016

Coince-Một site đầu tư online tiềm năng, lãi 3% trong 60 ngày lịch, PM,PE,BTC

Coince theo SSL side bar và thông tin của site thì thuộc công ty Power Supplies & Equipment Limited (UK). Coince có thiết kế khá chuyên nghiệp, dedicate server, Scipt GC licenced, SSL Green bar… Một số điểm chính về Coince:
Bắt đầu ngày 11.01.2016
Bảo mật: SSL Green bar (Exp :11/09/2017), Norton Secured, McAfee Secure
Công ty Power Supplies & Equipment đăng ký 25/01/2015.
Min thanh toán 1$, không giới hạn max thanh toán và không có phí thanh toán
Min đầu tư 10$ max 500000
Thanh toán manual trong 12hrs
Cổng thanh toán chấp nhận: PM, Payeer, BTC và BankwireCoince - Bitcoin Investment Solution
Mỗi ngày Coince thanh toán khoảng $200K với hơn 9.000 giao dịch mỗi giờ, lượng thành viên ước tính khoảng 110K (Alexa 34.269)
Khi bạn đăng ký thì usernamce của bạn bắt đầu bằng chữ C với 7 số dạng C1234567 gửi về e-mail để log-in và hãy nhớ mã PIN code vì khi rút tiền sẽ cần dùng.
Do Coince trả hoa hồng 5% cho tuyến trên khi có ref đầu tư nên mình sẽ RCB 3% nếu bạn đầu tư từ 50$ trở lên. Link đăng ký qua bannercủa coince phí trên hoặc link:


Sky-Hash website đào Bitcoin lãi ròng 25% mỗi tháng


Sky-Hash có văn phòng chính ở Thisted, Viborg Đan MạchSky-Hash mới online ngày 03/05/2016 sử dụng Scrypt và X-11 để đào bitcoin. Ngoài ra Sky-Hash còn thực hiện kinh doanh trên chính đồng coin đào được nhằm thu về lợi nhuận cao nhất. Sky-Hashcó script giống HashOceanBitsRapid nhưng thiết kế chuyên nghiệp và trực quan hơn. Ngay khi tham gia và đầu tư bạn sẽ thấy trên Dash board của mình lãi chia từng giây rất ấn tượng, có thể biết một ngày kiếm được bao nhiêu BTC hay quy đổi ngay ra USD một cách hết sức dễ dàng.
Sky-Hash thanh toán hoàn tòan tự động và khi thanh toán thì cũng có e-mail gửi bạn tự động trên đó ghi rất rõ ràng cùng số batch để bạn dò tìm. Sau 2 tuần tham gia và đầu tư mình thấy Sky-Hash thanh toán rất đều và đúng hẹn, site chạy mượt mà và rất tiềm năng khi đầu tư.
Những điểm chính về Sky-Hash có thể bạn quan tâm khi đầu tư:
  • Site thiết kế chuyên nghiệp. host dedicated server trên Koddos.
  • Min đầu tư $0.5 (20 KH/s)
  • Min thanh toán tự động 0.001 BTC
  • Lãi chia hàng ngày ở mốc 0.8%, tức khoảng 25%/tháng (đầu tư càng nhiều thì mau hồi vốn)
  • Lãi trả hàng ngày lifetime cho đến khi rút vốn như HashOcean
  • Có thể mua MH/s thanh toán qua PM, Payeer, Advance Cash, BTC
  • Hoa hồng tuyến dưới 5% trả bằng MH/s.

Link đăng ký : Sky-Hash

Vì mức hoa hồng Sky-Hash offer là 5% và trả bằng MH/s chứ không phải Bitcoin, do vậy clix5 chỉ RCB cho nhà đầu tư lớn (từ $500 trở lên và mức RCB là 2%) và RCB cố định vào ngày 15 hoặc 30 hàng tháng 1 lần.

Tuesday, January 12, 2016

Bệnh viêm xoang

Bệnh viêm xoang là gì?
Xoang là các khoang rỗng nằm trong khối xương mặt, thông với hốc mũi, trong đó có chứa đầy không khí.
Xoang được bao bởi niêm mạc và có chức năng: Làm nhẹ đầu, Làm thùng cộng hưởng, Lọc và sưởi ấm không khí.
các lỗ xoang
Các lỗ xoang
Viêm xoang là viêm phù nề niêm mạc trong xoang, tăng ứ đọng dịch nhày mủ, gây ra hiện tượng tắc các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi.
viêm xoang
Hình ảnh của bệnh viêm xoang
Khi các lỗ thông xoang bị tắc, có quá nhiều dịch nhày tích tụ, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn tới nhiễm trùng xoang.
Các xoang bị viêm: Viêm xoang trán, viêm xoang bướm, viêm xoang sàng, viêm xoang hàm, Viêm nhiều xoang cùng một lúc.

các cặp xoang
Các cặp xoang
Bốn cặp xoang được gọi là các xoang cạnh mũi:
- Xoang trán: phía sau trán
- Xoang bướm:phía sau mắt
- Xoang sàng :phía sau mũi
- Xoang hàm trên: phía sau xương gò má.

Chấn thương mắt

Chấn thương mắt: có thể mù lòa nếu không xử lý đúng
Trong cuộc sống hàng ngày không thể tránh khỏi sự va chạm tình cờ, té ngã, tai nạn lao động… gây chấn thương vùng mắt. BS Vũ Anh Lê – Khoa chấn thương bệnh viện Mắt TP.HCM cho biết, chấn thương mắt là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây mù lòa.

Vị trí chấn thương mắt được chia làm ba loại: chấn thương phần phụ (phần bảo vệ bên ngoài của mắt) như mi mắt, lệ đạo; chấn thương trong mắt như giác mạc (lòng đen), kết mạc (lòng trắng); chấn thương cả mi mắt lẫn trong mắt. Mỗi vị trí chấn thương sẽ có cách xử lý khác nhau. Nếu được xử lý đúng, kịp thời sẽ hạn chế những thương tổn đáng tiếc cho mắt.
Khi bị chấn thương, có thể gặp vết thương kín hoặc hở.
+ Vết thương kín là khi máu thoát ra hệ thống tuần hoàn nhưng không chảy ra khỏi cơ thể, gồm các dấu hiệu bầm tím, máu tụ dưới da hoặc không có dấu tích gì. Thủ phạm thường là nắm đấm tay, quả bóng, trái banh tenis… ở vị trí thường gặp là mi mắt, hốc mắt. Ngoài ra, vết thương kín còn gặp do bỏng (hóa chất, nước sôi…), gây ra những tổn thương nặng nề cả vị trí mi mắt, lòng đen, lòng trắng. Nếu nhẹ thì giảm thị lực, nặng thì có thể mù mắt, teo nhãn, phải bỏ mắt…
+ Vết thương hở là máu chảy ra ngoài do bị vật nhọn đâm xuyên như dao, kéo, mảnh thủy tinh vỡ, đất đá… gây rách, vỡ các thành phần trong và ngoài mắt như rách da mi, đứt đường dẫn nước mắt, rách lòng trắng, lòng đen, đục vỡ thể thủy tinh… làm thoát các chất bên trong mắt ra ngoài hoặc để lại dị vật bên trong mắt.
Đối với trẻ nhỏ, do hay chạy nhảy bị bụi, cát, vụn gỗ, côn trùng… rơi vào mắt. Với dạng tổn thương này, phụ huynh rất khó phát hiện. Dù là trầy xước nhỏ, nhưng nếu tác nhân gây trầy xước bị bẩn cũng có thể làm cho mắt trẻ dễ bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn hay nấm. Do đó khi thấy trẻ kêu đau bên trong hay xung quanh mắt, nước mắt chảy giàn giụa, khó cử động mắt, thị lực đột nhiên giảm, có vết bầm trên mắt hoặc quanh mắt, không chịu được ánh sáng chói… hãy lập tức đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Sơ cứu
Cách sơ cứu phải tùy vào vị trí chấn thương, vết thương kín hay hở. Nếu là vết thương kín, vị trí chấn thương ở mi mắt, hốc mắt, lệ đạo với biểu hiện bầm tím, phù nề có thể chườm lạnh ngay tại vùng tổn thương để giảm đau và phù nề. Tuyệt đối không ấn mạnh lên vùng tổn thương. Không được chườm trực tiếp nước đá lên vùng tổn thương mà nên bọc đá trong túi ni lon, sau đó quấn thêm khăn rồi chườm. Nếu cảm thấy mắt bị xốn do có dị vật rơi vào, tuyệt đối không tự ý lấy ra, chỉ nên chớp mắt vào ly nước sạch giúp dị vật trôi ra ngoài. Với trẻ nhỏ, nên chú ý không cho trẻ sờ mó hoặc dụi mắt. Có thể sử dụng thuốc kháng sinh để nhỏ mắt như chloramphenicol, pomade để phòng tránh nhiễm trùng. Nếu mắt trẻ vẫn đau hay có biểu hiện nhìn mờ cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện có chuyên mắt kierm tra ngay.
Đối với các loại vết thương hở tại vị trí tay, chân…, khi xử lý cần phải rửa sạch vết thương sau đó mới băng bó nhưng trong trường hợp bị chấn thương mắt, tuyệt đối không rửa bằng nước, không dụi mắt, không tự ý lấy vật lạ trong mắt vì có thể làm dị vật ghim sâu hơn vào tròng mắt, khiến mắt bị nhiễm trùng, xước kết mạc, giác mạc. Việc cần làm là phải cầm máu, sau đó băng mắt lại và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Trường hợp bỏng mắt, dù nguyên nhân gây bỏng là gì đi nữa, đều đầu tiên cần làm là lập tức rửa mắt bằng nước sạch, rửa càng nhiều càng tốt. Có thể để mắt dưới vòi nước máy để rửa hoặc cho mắt vào thau nước lớn để rửa từ 5 đến 10 phút. Lưu ý nhớ thay nước liên tục.  Tuy nhiên, nếu bị bỏng vôi sống nên lấy hết vôi ra trước khi rửa mắt; còn nếu rửa thì rửa bằng nước đường vì vôi sống khi gặp nước cất hoặc nước lã sẽ sôi lên, gây phản ứng nhiệt làm bỏng mắt.
Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc giảm đau vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Nguyễn Lê 

Viêm tuyến nước bọt


Viêm tuyến nước bọt: bệnh nhẹ nhưng dễ biến chứng
Mới đây, chị N.K.T (ngụ Q.3, TP.HCM) bị sưng đau một bên hàm trái, mỗi lúc ăn uống cứ nhức buốt. Đến một phòng khám nha khoa, bác sĩ cho biết chị bị áp xe nướu và khuyên nhổ bỏ răng. Tuy nhiên sau khi nhổ được một tuần mà bên hàm vẫn sưng đau. Đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ cho biết chị bị viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn.
Mất răng mà bệnh vẫn còn
Bs Tạ Thị Trúc Mai, phòng Răng-Hàm-Mặt, khoa khám bệnh - bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, không ít bệnh nhân bị viêm tuyến nước bọt bị nhổ răng oan uổng do chẩn đoán sai bệnh, trong khi tình trạng đau nhức vẫn không giảm.
Có 3 tuyến nước bọt chính ở ba vị trí khác nhau: mang tai, dưới lưỡi và xương hàm.
BS Tạ Thị Trúc Mai cho biết, viêm tuyến nước bọt là do giảm lưu lượng nước bọt, chấn thương ống tuyến nước bọt, tắt nghẽn lưu thông nước bọt. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn, virus, nấm hoặc dị ứng. Ở những bệnh nhân mới đi làm răng (nhất là cài chỉnh nha), người có thói quen cắn má trong có thể làm sang chấn, vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống ống tuyến nước bọt, gây viêm. Khi bị chấn thương vùng hàm mặt (té, bóng đập) có thể làm tổn thương ống stenon, gây tắt nghẽn dòng chảy nước bọt. Những người có tiền sử bệnh mạch máu – tạo keo hoặc bệnh tự miễn có khả năng hệ thống ống tuyến bị tắt nghẽn dẫn đến viêm tuyến nước bọt. Ngoài ra, cơ thể suy dinh dưỡng, mất nước, khô miệng do dùng một số loại thuốc lợi tiểu, kháng histamin, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, phenothiazin, các thuốc chẹn – beta, các thuốc chống tiết nước bọt, thuốc dùng trong hóa trị ung thư… cũng làm giảm lưu lượng nước bọt dẫn đến viêm tuyến ngược dòng. Hoặc do virus lây truyền qua đường hô hấp, đường ăn uống.
Đối với trẻ nhỏ, khi mới sinh, miệng thường vô khuẩn nhưng vẫn có thể nhiễm khuẩn nếu bú sữa từ người mẹ không có sức đề kháng. Thể viêm hay gặp ở đối tượng này là viêm tuyến nước bọt mang tai cấp tính hoặc viêm tuyến nước bọt dưới hàm.
Viêm tuyến nước bọt chia làm hai dạng: viêm tuyến nước bọt đơn thuần (nguyên nhân do vi khuẩn) và viêm tuyến nước bọt do virus quai bị (bệnh quai bị).
Nếu bị viêm tuyến nước bọt đơn thuần, tại vị trí viêm (mang tai, dưới hàm, dưới lưỡi) sưng to, nóng đỏ, nói và nuốt đều đau, sốt cao 38-39 độ; có thể đau họng, đau góc hàm. Còn viêm tuyến nước bọt do virus, bệnh nhân sốt 38-39 độ, vùng mang tai sưng to gây khó nói, khó nuốt, chỗ sưng có màu sắc bình thường, không nóng đỏ.
Viêm tuyến nước bọt mang tai do nguyên nhân virus quai bị mặc dù có nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng dễ chẩn đoán nhầm với một số bệnh lý tại tuyến nước bọt do vi khuẩn hoặc viêm tuyến nước bọt dưới lưỡi, viêm tuyến nước bọt dưới xương hàm, một số bệnh lý u bướu tại răng miệng… vì có triệu chứng khá giống nhau.
Ngoài ra, triệu chứng đau nhức góc hàm, sưng hàm thường xuất hiện trong nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, nứt răng, bệnh nướu răng… Vì vậy rất nhiều bệnh nhân nghĩ mình bị sâu răng rồi tự ý điều trị bằng cách nhét vôi trầu, bột ngọt, dầu mù u hoặc tự mua thuốc uống…
Không ít trường hợp viêm tuyến nước bọt đơn thuần, đáng lẽ có thể điều trị rất dễ nhưng vì trước đó có chỉ định điều trị sai mà bệnh diễn tiến thành mãn tính.
Dễ tái phát, nhiều biến chứng
“Đau nhức một bên hàm, khó ăn, khó nuốt có thể làm bệnh nhân khó chịu, hay sờ nắn chỗ nhức hoặc dùng tay thăm dò một số vị trí bên trong miệng. Chính động tác sờ nắn có thể gây nên tình trạng sưng , hoặc vô tình đẩy vi khuẩn thường trú quanh miệng lỗ tuyến vào trong ống tuyến gây viêm tuyến ngược dòng. Nếu xuất hiện các triệu chứng kể trên, bệnh nhân nên đến cơ sở chuyên khoa răng hàm mặt càng sớm càng tốt” - BS Tạ Thị Trúc Mai khuyến cáo.
Nếu viêm tuyến nước bọt đơn thuần (nguyên nhân do vi khuẩn), mặc dù đều diễn tiến lành tính, chỉ tổn thương tại tuyến nước bọt nhưng phải kịp thời bệnh sẽ không tái phát. Ngược lại nếu để muộn (sau 7 – 10 ngày), bệnh diễn tiến thành mãn tính sẽ rất dễ tái phát (vài tháng tái phát 1 lần).
Còn với viêm tuyến nước bọt do virus quai bị, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy cơ viêm tinh hoàn, teo tinh hoàn, viêm màng não, viêm não, viêm buồng trứng, viêm tuyến mang tai mãn tính… Bệnh gặp ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu có khả năng gây dị dạng thai…
Viêm tuyến nước bọt do virus quai bị ở người lớn tuy ít gặp hơn trẻ nhỏ nhưng lại có nhiều biến chứng hơn. Do đó, yếu tố quan trọng vẫn là phòng bệnh bằng cách tiêm đầy đủ vắc xin quai bị.

Nguyễn Lê

Viêm thanh Quản

Đau họng, khó nuốt: không được chủ quan
Khi bị đau họng, khó nuốt… nhiều người vẫn còn chủ quan và nghĩ do bệnh cảm lạnh thông thường mà không biết rằng đây là dấu hiệu của viêm thanh quản (VTQ).
VTQ cấp ở người lớn có ba loại: VTQ xuất tiết, VTQ cúm và viêm thanh nhiệt. Nếu như VTQ xuất tiết do các bệnh lý hô hấp thông thường thì với VTQ do cúm sẽ rất nguy hiểm. Tình trạng viêm sẽ dai dẳng, thanh quản bị sưng to, màng sụn bị viêm và hoại tử nếu không chữa trị sớm.
 VTQ xuất tiết
Nguyên nhân gây bệnh là do virus. Tình trạng viêm đi từ mũi xuống thanh quản hoặc ngược lại, đi từ thanh quản lên mũi và xuống khí quản. Nam giới dễ mắc bệnh hơn vì có điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh như hút thuốc lá, uống rượu, làm việc trong môi trường nhiều bụi, gió lạnh.
Bệnh bắt đầu đột ngột bằng cảm giác khô họng, nuốt rát, khàn giọng, có khi mất hẳn. Kèm theo có ho nhưng là ho khan, về sau ho có ít đờm trắng trong. Nếu đờm chuyển sang màu xanh hoặc vàng, đờm xuất hiện nhiều hơn là tình trạng viêm đã đi vào khí quản. Trong vòng 3 – 4 ngày triệu chứng bệnh sẽ giảm, tuy nhiên giọng nói thường phục hồi chậm hơn.
Trường hợp thanh quản bị viêm cần phải kiêng nói, kiêng tiếp xúc với không khí lạnh, chờm nóng trước thanh quản.
Theo kinh nghiệm dân gian, có thể lấy quả chanh non đem thui vỏ rồi ăn, hoặc uống lá húng chanh (rau tần dày lá) để làm trong tiếng.
TS.BS Trần Việt Hồng – Phó Giám đốc bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Trưởng khoa Tai Mũi Họng cho biết, có thể điều trị VTQ bằng cách xông mũi với cồn eualyptus, hít khí dung penixilin hoặc teramyxin-cortison, nhỏ dầu gômênol vào thanh quản… Ngoài ra, để giúp bệnh nhân nói rõ tiếng, có thể phun hơi adrenalin 1/1000 vào thanh quản. Đây chỉ là phương pháp nhất thời nhưng nhiều bệnh nhân (nhất là đối tượng ca sĩ) lạm dụng vì khi xịt vào sẽ giảm khan tiếng rất nhanh. Tuy nhiên đây là loại thuốc có tác dụng cường giao cảm thần kinh, làm co tại chỗ các thanh đai bị viêm, giảm lưu lượng máu qua vị trí này, từ đó giảm sung huyết, tiếng nói sẽ trong trở lại. Nếu lạm dụng, tác dụng của thuốc bị rút ngắn, số lần xịt thuốc tăng. Đến đỉnh điểm, thuốc không còn tác dụng giảm khàn tiếng mà còn gây khàn tiếng nặng hơn, thậm chí hư giọng nói.
VTQ cúm
Đây là bệnh do virus cúm hoặc virus phối hợp với khí khuẩn thông thường gây nên.
Triệu chứng của bệnh rất phong phú, tùy theo cơ địa và sức đề kháng từng người, hoặc loại vi khuẩn gây bệnh phối hợp mà có triệu chứng khác nhau, thay đổi theo từng giai đoạn bệnh.
VTQ cúm đôi khi có những triệu chứng giống như VTQ xuất tiết thông thường. Chỉ khác nếu là VTQ cúm thì bệnh nhân sẽ sốt, mệt mỏi kéo dài, nuốt đau, đôi khi khó thở, tiếng nói thì không thay đổi nhiều vì thanh đai không bị phù nề.
TS.BS Trần Việt Hồng cho biết, nếu để bệnh kéo dài, thanh quản sẽ bị loét, nẹp phễu thanh nhiệt phù nề. Một khi thanh quản sưng tấy lên, bệnh nhân sẽ bị sốt cao, mạch đập nhanh, mặt hốc hác, kèm với khó nuốt, đau họng nhói lên tai, tiếng nói khàn đặc hoặc mất hẳn. Trường hợp này dù có điều trị khỏi viêm vẫn sẽ để lại di chứng sẹo hẹp thanh quản. Với trẻ nhỏ, nếu bị sẹo hẹp thanh quản phải l luôn đeo canuyn để mở khí quản cho dễ thở.
Ở giai đoạn nặng hơn, mạng sụn sẽ bị viêm và hoại tử. Lúc này một số tổ chức liên kết tại cổ cũng bị viêm sưng tấy cứng hoặc viêm sưng tấy mủ, khiến bệnh nhân khó nói, thở mệt, khó nuốt, sốt rất cao, mạch nhanh và yếu, thở nóng, huyết áp thấp, nước tiểu ít và có nhiều anbumin. Nếu không cấp cứu kịp thời, có thể dẫn đến tử vong vì nhiễm trùng phổi, trụy tim mạch…
Trường hợp bệnh nhẹ, phương pháp điều trị giống như VTQ xuất tiết. Nếu thanh quản bị viêm tấy phải dùng kháng sinh. Có áp-xe phải chích tháo mủ; sụn bị hoại tử phải mổ lấy sụn chết ra.
Viêm thanh nhiệt
Thanh nhiệt là cánh cửa của thanh quản nên thanh nhiệt rất dễ bị chấn thương do dị vật, do ăn uống đồ nóng. Hơn nữa, niêm mạc mặt trước của thanh nhiệt không bám chặt vào sụn nên bề mặt này dễ bị phù nề, tổn thương.

Bệnh nhân có cảm giác bị vướng như có một hòn bi trong họng, đôi khi nuốt đau nhói lên tai. Trường hợp này có thể dùng bình phun hơi nước điều trị giống như VTQ xuất tiết. Mỗi ngày phun thuốc 5 phút, ngày phun 3 lần. Chỉ sử dụng đúng theo liều lượng BS chỉ định, không được lạm dụng. 

BÀI TẬP GIÚP KHỎE TIM


 Nghiên cứu mới của Trường Đại học Uppsala tại Thụy Điển cho biết, tập thể dục có thể giúp giảm phân nửa nguy cơ suy tim.
Những bài tập có động mạnh mẽ sẽ có tác dụng giảm 46% nguy cơ suy tim. Nếu bạn chỉ thích chạy, đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội cũng rất tốt vì tập luyện thiên về sức bền sẽ giúp tim khỏe hơn.

Nguyên tắc: Sau khi hoàn tất mỗi lượt tập, nghỉ ngơi từ 20-30 giây. Sau đó trở về tư thế bắt đầu và tập tiếp.
Mức độ:
Mới bắt đầu: Thực hiện 3 lượt, lặp lại 10 lần. Khi đã cơ thể có thể tăng số lượt.
Dụng cụ tập: Một bục đứng hoặc ghế dài, tạ tay trọng lượng 2kg.

Động tác 1:
·       Nằm duỗi thẳng lưng, co hai đầu gối lại, bàn chân đặt trên mặt sàn.
·       Thóp cơ bụng để nâng thân trên lên khỏi mặt sàn hoàn toàn. Không dùng lực hai bàn tay, đứng thẳng người lên.
·       Trở về tư thế bắt đầu và lặp lại.

Động tác 2:
·       Ngồi cúi người xuống, hai bàn tay chống trên mặt sàn, đẩy hai đầu gối gần ngực.
·       Nhảy hai chân ra phía sau tạo thành tư thế duỗi người như tấm ván, sau đó nhảy chân trở về tư thế bắt đầu.
·       Lặp lại động tác liên tục.

Động tác 3:
·       Hai tay cầm tạ, đặt một chân lên bục (hoặc ghế).
·       Bước chân xuống rồi lại bước lên.
·       Thực hiện liên tục với một chân trước khi đổi chân để hoàn tất bài tập.

Động tác 4:
·       Đứng thẳng, hai tay cầm tạ duỗi sang hai bên.
·       Bước một bước rộng về phía trước, co hai đầu gối lại tạo thành góc 90 độ, đầu gối chân không chạm mặt sàn.
·       Duỗi thẳng chân rồi bước một bước khác với chân bên kia.

Động tác 5:
·       Hai tay cầm tạ và đi bộ khoảng 200m càng nhanh càng tốt.

Động tác 6:
·       Chống thẳng tay và duỗi người dưới sàn.
·       Không nghiêng hông, dồn sức nặng của bạn lên tay bên phải, tay bên trái vỗ nhẹ vào vai phải.

·       Trở về tư thế bắt đầu, sau đó đổi tay làm lại.